REMOSVIETNAM

PHÂN BIỆT TRIỆU CHỨNG SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ VÀ COVID 19

 

Covid-19 và sốt xuất huyết ở trẻ em (SXH) đều là các bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể lây lan thành dịch do virus .Yếu tố dịch tễ, đường lây truyền và cách thức điều trị của 2 bệnh này hoàn toàn khác nhau và trẻ thường phải nhập viện để được theo dõi và điều trị. Tuy nhiên một số các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ và Covid-19 ban đầu lại gần giống nhau như sốt, đau mỏi cơ… dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh. Cha mẹ cần hết sức lưu ý vì tháng 10 là thời gian cao điểm của sốt xuất huyết hàng năm và trong bối cảnh dịch Covid vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi sẽ dễ gây nên tình trạng “dịch chồng dịch”.

 

  1. Phân biệt giữa bệnh Sốt Xuất Huyết ở trẻ và Covid 19:

  1. Con đường lây truyền và thời gian ủ bệnh

  • Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em: là bệnh do virus Dengue gây nên. Virus Dengue được truyền từ người bệnh sang người lành qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes Aegypti hay còn gọi là muỗi vằn. Sốt xuất huyết có thời gian ủ bệnh thường là trong vòng 5-7 ngày.

  • COVID-19:  Do vi rút SARS-CoV-2 gây ra, lây truyền từ người sang người qua các giọt bắn đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc giao tiếp, tiếp xúc gần. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài đến 14 ngày, trung bình từ 4-5 ngày tính từ khi có tiếp xúc với mầm bệnh.

 

  1. Các yếu tố nguy cơ dễ gây bệnh nặng:

  • Bệnh sốt xuất huyết: đối tượng trẻ em nhỏ tuổi (đặc biệt trẻ sơ sinh), phụ nữ mang thai, người ở vùng dịch SXH hoặc người nhiễm sốt xuất huyết lần 2 (SXH có 4 chủng virus khác nhau nên một người có thể mắc đến 4 lần trong đời), các bệnh nhân có bệnh mãn tính, bao gồm tiểu đường, hen suyễn, tim...

  • Covid-19: trên 65 tuổi hoặc có bệnh nền như tiểu đường, bệnh về hô hấp mãn tính, huyết áp, gan, phổi, thận hoặc suy giảm miễn dịch….

Muỗi vằn Aedes Aegypti không trực tiếp gây bệnh nhưng là vật chủ truyền virus Dengue gây bệnh 

  1. Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ và Covid-19:

Sốt xuất huyết ở trẻ em và Covid-19 khi khởi phát thường có những biểu hiện tương đối giống nhau và dễ gây nhầm lẫn, cha mẹ cần phân biệt rõ để phát hiện đúng bệnh và có phương án xử lý kịp thời.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ: 

  • Sốt cao đột ngột, liên tục từ 39 - 40 độ trong 2 - 7 ngày liền

  • Chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau bụng

  • Xuất huyết dưới dạng chấm rải rác trên da hoặc bầm chỗ chích, chảy máu cam, ói ra máu

  • Các dấu hiệu của SỐC: mạch nhanh, nhẹ, huyết áp giảm, kẹp, hoặc không đo được, chi lạnh, bứt rứt …

Bệnh sốt xuất huyết thường diễn tiến theo các cấp độ:

- Sốt xuất huyết nhẹ: người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết. Sau đó có thể diễn tiến theo chiều hướng sốt kèm xuất huyết nhẹ.

- Sốt xuất huyết nặng: người bệnh bắt đầu có dấu hiệu sốc: người bứt rứt, chân tay lạnh, mạch nhanh nhỏ, hạ huyết áp; huyết áp kẹt, kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã li bì. Ngoài ra có thể sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được (HA = 0)

 

Covid-19:

  • Sốt (trên 37,5 độ) hoặc ớn lạnh, mệt mỏi

  • Ho, hụt hơi hoặc khó thở

  • Đau đầu, đau họng, đau cơ hoặc đau cả người

  • Mất vị giác hoặc khứu giác

  • Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa

  • Tiêu chảy

Chú ý đến các biểu hiện của bệnh để có cách xử trí kịp thời

 

  1. Cần làm gì khi nghi ngờ bị bệnh?

Đối với người nghi ngờ mắc bệnh, khi phát hiện có những triệu chứng khởi đầu của hai bệnh lý trên, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được lấy mẫu xét nghiệm để nhận biết đúng bệnh và được thăm khám kịp thời. Với tình trạng nặng thì cần nhập viện để theo dõi và điều trị để tránh biến chứng xảy ra gây nguy hiểm cho sức khỏe.

 

3. Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết trong giai đoạn Covid 19

Dọn dẹp các vật dụng gây tồn đọng nước để tiêu diệt nơi sinh sản của muỗi

 

  • Vệ sinh không gian sống thường xuyên, tránh nước tù đọng và loại bỏ nơi trú ngụ của muỗi

  • Thu gom, vứt bỏ các vật dụng, phế liệu trong nhà và xung quanh nhà như chai lọ, các mảnh vỡ có thể đọng nước, ống bơ, vỏ dừa, lốp xe cũ,…

  • Thả cá vào các dụng cụ đựng nước có dung tích lớn như bể, giếng, chum, vại,…để cá ăn hết lăng quăng/ bọ gậy nếu có.

  • Nên ngủ màn, kể cả ban ngày

  • Sử dụng sản phẩm chống muỗi hàng ngày, đặc biệt vào khoảng thời gian chiều tối để bảo vệ khỏi muỗi đốt.

 

Thông tin sản phẩm

Remos - sản phẩm chuyên dùng chống muỗi đã được kiểm nghiệm và đảm bảo hiệu quả, an toàn. Remos kết hợp giữa hoạt chất chống muỗi và các mùi hương, tinh dầu thiên nhiên giúp tăng hiệu quả xua muỗi lên đến 10 giờ, giúp phòng ngừa bệnh SXH hiệu quả. Các dòng sản phẩm đa dạng và phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau: trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, làn da nhạy cảm…
.
hinh full line-02.png

Sản phẩm chống muỗi Remos

 

1. Xịt phun sương/kem chống muỗi cho người lớn và trẻ em trên 4 tuối: Mentholatum Remos chứa Diethyltoluamide giúp duy trì hiệu quả chống muỗi suốt 10 giờ, hoạt chất được WHO và EPA công nhận an toàn và hiệu quả trong việc xua đuổi muỗi. 

  • Dạng phun sương với 02 hương: Sả Chanh và Lavender.

  • Dạng kem với 03 hương: Cam, Sả Chanh và Lavender.

2. Sản phẩm xịt phun sương/ kem chống muỗi cho bé từ  6 tháng tuổi: Remos Baby chứa Picaridin, được WHO và EPA công nhận an toàn và hiệu quả. Sản phẩm có thể dùng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi, phụ nữ có thai, người có làn da nhạy cảm. Sản phẩm chứatinh dầu khuynh diệp với mùi hương tự nhiên dễ chịu, giúp hiệu quả xua muỗi kéo dài suốt 6 giờ.

Các sản phẩm đều được Cục Quản lý môi trường y tế cấp giấy phép lưu hành và Viện Sốt rét - Côn trùng - Ký sinh trùng TP.HCM kiểm định hiệu quả và tính an toàn.


- Tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại đây

---

  • Một số câu hỏi thường gặp từ người tiêu dùng

Mẹ nên làm gì khi phát hiện các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ trong thời gian dịch Covid diễn biến căng thẳng?

Mẹ đừng quá lo lắng và nhanh chóng  đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất  để thăm khám và xác định rõ. Không nên tự ý điều trị hay chẩn đoán vì các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ và Covid 19 rất dễ gây nhầm lẫn.